6+ Lưu Ý Trước Khi Hàn Nhôm Và Cách Hàn Nhôm Đúng Kỹ Thuật

Ngày đăng: 27/11/2023

6+ Lưu Ý Trước Khi Hàn Nhôm Và Cách Hàn Nhôm Đúng Kỹ Thuật

Thực tế cho thấy, kỹ thuật hàn nhôm không đúng tiêu chuẩn sẽ rất dễ làm các vật liệu bị biến dạng khi quá thừa nhiệt. Nhôm được biết đến là vật liệu rất dễ biến dạng trong khi hàn nhôm, chính vì vậy bạn cần lưu ý trong khi hàn nhôm. Ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách hàn nhôm tại nhà đơn giản, đúng kỹ thuật 100%, nhất là cho những bạn mới chuẩn bị bước vào nghề.

Để có thể hàn nhôm được bằng máy hàn Tig đạt hiệu quả cao cũng như năng suất hoàn hảo thì bạn cần phải nắm rõ được những quy trình cũng như đặc trưng của chất liệu nhôm này. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số lưu ý quan trọng trước khi hàn nhôm nhé!

Lựa Chọn Điện Cực Và Loại Khí Phù Hợp

Khi hàn nhôm bằng máy hàn Tig hoặc hàn nhôm bằng các loại chất liệu hợp kim nhôm Margie thì điện cực Vonfram lúc này thường sở hữu đầu tròn cùng với đầu nhọn sẽ được sử dụng cho loại hàn thép Carbon hoặc thép không gỉ.

Việc lựa chọn điện cực hoàn tất, tiến hành lắp đặt điện cực vào trong mỏ hàn. Bạn cần lưu ý đầu điện cực lúc này cần phải thừa ra một đoạn khoảng 3.2mm.

Bên cạnh đó, việc hàn nhôm bằng máy hàn Tig còn cần phải đặc biệt lưu ý đến tình trạng của khí bảo vệ. Loại khí này được sử dụng phổ biến khi hàn nhôm đó chính là khí Arrgon. Loại khí Arrgon này có đặc trưng bởi tính làm sạch, đồng thời nó có khả năng thâm nhập rất tốt.

Còn đối với loại hợp kim nhôm thì loại khí bảo vệ của chúng được sử dụng chính là hỗn hợp của khí Argon và Heli. Mục đích để có thể làm giảm thiểu sự hình thành của oxit Magie.

Nhiệt Độ Hàn Nhôm

Quá trình gia nhiệt vật hàn sẽ giúp tránh cho mối hàn gặp tình trạng bị nứt. Nhiệt độ để có thể nung nóng vật hàn sẽ không vượt quá ngưỡng 110 độ C. Chính vì vậy, nên sử dụng nhiệt kế để chủ động quản lý được mức nhiệt, đồng thời để có thể chủ động được duy trì nhiệt độ. Khi hàn các chi tiết dày hay mỏng khác với nhau, bạn cần nung nóng tất cả những chi tiết dày trước.

Mồi Hồ Quang

Khi chúng ta hàn, đầu tiên sẽ cho que hàn có thể tiếp xúc với vật hàn để sinh ra ngắn mạch. Do điện trở tiếp xúc, đồng thời là dòng điện ngắn mạch sinh ra nhiệt độ cao hơn. Từ đó làm cho điểm tiếp xúc giữa 2 cực điện lên đến trạng thái nóng chảy, đồng thời sau đó sẽ nhanh chóng nâng que hàn lên cách vật hàn một khoảng cách nhất định.

Ngay lúc này, không khí giữa que hàn cùng với vật hàn biến thành thể khí dẫn điện, đồng thời nó sẽ sinh ra nhiệt động cao, đi kèm với đó là ánh sáng mạnh, hiện tượng này còn được gọi là hồ quang.

Lúc đó, bạn hãy đặc biệt chú ý mồi hồ quang ở những điểm gần với điểm bắt đầu của đường hàn nhé! Cho đến khi đường có xuất hiện một vũng kim loại nóng được chảy ra, đồng thời vũng kim loại này sẽ có kích thước nhất định. Tiếp đến mới tiến hành dịch chuyển mỏ hàn để có thể tiếp tục đi hết đường hàn.

Bạn cần phải nắm bắt hai phương pháp mồi hồ quang. Mồi hồ quang mổ thẳng chính là kỹ thuật của những người có kinh nghiệm lành nghề. Tiếp theo chính là mồi hồ quang bằng phương pháp ma sát, kỹ thuật này sẽ làm dễ dàng hơn với những người mới học chưa có kinh nghiệm.

Lựa Chọn Dây Hàn Tig Chính Xác

Tùy thuộc vào những vật liệu nhôm mà bạn hàn dày hay mỏng để bạn có thể lựa chọn dây hàn sao cho phù hợp. Nếu như hàn vật liệu nhôm mỏng thì bạn hãy sử dụng loại dây 0.8mm để hàn là tối ưu nhất nhé! Còn nếu như vật liệu dày thì nên sử dụng loại dây hàn Tig to hơn để có thể tiết kiệm cũng như đạt năng suất cao hơn.

Lựa Chọn Nguồn Hàn Phù Hợp

Khi lựa chọn thiết bị hàn cho ứng dụng hàn nhôm trong khí bảo vệ thì điều đầu tiên chính là lựa chọn phương pháp dịch chuyển hồ quang phun hoặc xung. Máy hàn lúc này có chế độ dòng hàn không đổi (CC) cùng với điện áp hàn không đổi (CV), nó sẽ được sử dụng cho hàn hồ quang phun. Với chi tiết nhôm dày thì cần đòi hỏi dòng hàn ở mức hơn 350A, chế độ CC lúc này sẽ cho ra kết quả tốt nhất.
Sử dụng góc độ mỏ hàn hợp lý

Phương pháp hàn trái còn được hiểu là mỏ hàn nghiêng về phía trước thường được áp dụng khi hàn chi tiết mỏng. Hoặc có thể là hàn lấp khe hở để có thể hạn chế sự cháy thủng của vật hàn. Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ giúp người thợ dễ dàng quan sát cũng như di chuyển trong quá trình hàn.

Phương pháp hàn phải còn được hiểu là mỏ hàn nghiêng về phía sau được ứng dụng khi hàn chi tiết có độ dày, lớn để có thể đảm bảo độ ngấu sâu. Hơn nữa, góc độ mỏ hàn của bạn sẽ tùy thuộc vào đường hàn và không gian của người hàn.

Cần Chuẩn Bị Đồ Bảo Hộ Đầy Đủ

Để có thể hàn nhôm một cách hiệu quả và chất lượng thì bạn cũng cần phải lưu ý đến độ an toàn cũng như sức khỏe của bạn. Bạn hãy trang bị cho mình đầy đủ các đồ bảo hộ điển hình như:

  • Mũ bảo hộ, kính hàn, mặt nạ hàn.

  • Khẩu trang, mặt nạ phòng độc khi hàn.

  • Quần áo chịu nhiệt hoặc yếm chịu nhiệt.

  • Chụp tai chống ồn hoặc nút lỗ tai.

  • Găng tay da hàn và giày bảo hộ.

Hướng Dẫn Cách Hàn Nhôm Đúng Kỹ Thuật

Đối với những phương pháp hàn nhôm dành cho người mới học nghề thì bạn có thể sử dụng điện cực Vonfram zirconi sở hữu đường kính 2,4mm. Đồng thời lưu lượng khí bảo vệ ở đây là 7 lít/phút và cường độ dòng điện là 165A để có thể tập hàn. Để có thể hàn nhôm đúng kỹ thuật thì mời bạn theo dõi những phần sau đây nhé!

Tư Thế Hàn Nhôm Đúng Kỹ Thuật

Đối Với Mối Hàn Giáp Mối

Bạn nên đặt súng hàn khoảng 60 độ so với phương nằm ngang theo chiều dịch chuyển. Đi kèm với đó là độ nghiêng của thanh kim loại phụ sẽ nhỏ hơn 20 độ theo phương nằm ngang.

Đối Với Mối Hàn Liên Kết Chồng Cùng Với Chữ T

Bạn nên đặt góc nghiêng mỏ hàn sao cho thích hợp, tốt nhất bạn nên để 45 độ cả 2 bề mặt. Có thể hiểu đó là đặt tại đường phân giác góc vuông cũng như nghiêng từ 5 đến 15 độ về hướng mặt hàn.

Khi Vật Hàn Có Chiều Dày Khác Nhau

Lúc này thì bạn nên đặt kìm hàn hơi lệch một chút so với phía tấm dày hơn, mục đích để có thể giúp cho mức độ nóng chảy cân bằng với nhau.

Tốc Độ Di Chuyển Của Súng Hàn Nhôm

Thực tế cho thấy, nhôm sở hữu tính dẫn nhiệt cực kỳ cao, cao hơn thép nên khi hàn yêu cầu bạn cần đặt điện áp hàn cũng như dòng hàn lớn. Đi kèm với đó là tốc độ di chuyển mỏ hàn lúc này còn phải phụ thuộc vào bề dày của nhôm. Nếu đây là hàn nhôm mỏng thì tốc độ hàn của bạn lúc này cần phải nhanh hơn, nếu không thì sẽ dẫn đến tình trạng cháy thấu mối hàn.

Quy Trình Hàn Của Nhôm

Đầu tiên, bạn cần đặt mỏ hàn trên vật hàn nhôm, đồng thời là bấm cò để mồi hồ quang nhé! Trước khi đưa kim loại bù vào mối hàn thì bạn cần phải làm nóng chảy vật hàn đến một nhiệt độ phù hợp.

Tiếp theo, việc nhúng đầu thanh kim loại phụ vào vũng kim loại đang ở tình trạng nóng chảy trực tiếp thanh kim loại phụ. Lý do bởi như vậy sẽ hình thành được các cục kim loại ở phía trước vũng hàn. Từ đó là gây ra mối hàn không đẹp, đặc biệt là dễ vỡ sau khi đã hoàn tất. Nói tóm lại thì thao tác như vậy là sai, khiến mối hàn không bền và đẹp.

Thứ 3, sau khi mối hàn lúc này đã hoàn tất thì bạn cần rút mỏ hàn cũng như dịch chuyển sang vị trí đường hàn tiếp theo. Hãy lặp lại toàn bộ quy trình hàn nhôm trên cho đến lúc hàn hết chiều dài cần phải hàn.

Hướng Dẫn Hàn Dây Nhôm (Hàn Que Nhôm)

Sau khi đã hiểu được những lưu ý trước khi hàn nhôm cùng với cách hàn nhôm sao cho đúng kỹ thuật thì nhiều người thắc mắc rằng không biết hàn dây nhôm (hàn que nhôm) như thế nào mới đúng? Ngay dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn kỹ thuật hàn dây nhôm nhé!

Đặc tính của nhôm chính là kim loại sẽ khó hàn hơn với vật liệu thép. Hơn nữa, nhiệt độ nóng chảy của nhôm cực thấp, thấp hơn thép sẽ dễ dàng nung chảy toàn bộ miếng kim loại trong quá trình hàn. Tuy nhiên, nếu như bạn thực hiện hàn với sự chú ý ở tốc độ cũng như nhiệt độ chính xác, nhôm có thể sẽ được hàn hồ quang.

Nhôm là chất liệu rất khó để có thể liên kết khi hàn hồ quang. Lý do bởi một kim loại hoạt động sẽ có xu hướng tạo thành các oxit. Đặc biệt là khó tạo ra chất độn liên kết phù hợp để có thể hàn nhôm. Khi kết hợp với độ dẫn nhiệt cao của kim loại cũng như điểm nóng chảy thấp, chắc chắn thợ hàn ít kinh nghiệm rất dễ làm nóng chảy hoàn toàn miếng nhôm chính là vật hàn.

Que hàn nhôm thông thường ở ngoài sẽ có chiều dài chỉ rơi vào khoảng 37cm đến 50cm. Đồng thời bên trong lõi của que hàn lúc này sẽ có thuốc để dễ dàng kết dính cùng vật liệu hàn. Kỹ thuật hàn que nhôm cũng chính là sử dụng nhiệt của đèn hay hay bộ hàn oxi gas mini, mục đích để có thể làm tan chảy que hàn bám chắc vào vật liệu. Trước khi hàn thì bạn cũng phải đánh thật sạch vật liệu này để khi hàn sẽ đưa ra được mối hàn chắc và đẹp hơn rất nhiều.

Vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những lưu ý trước khi hàn nhôm, đồng thời chính là cách hàn nhôm đúng kỹ thuật. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được hàn nhôm như thế nào mới chính xác và đạt tiêu chuẩn. Hàn nhôm không khó, nhưng bạn cần phải nắm bắt được những kỹ thuật, kiến thức hàn nhôm như thế nào, đồng thời đừng quên trang bị cho mình đồ bảo hộ để quá trình hàn được diễn ra thuận tiện, đạt hiệu quả cao hơn nhé! Đừng quên theo dõi và truy cập vào trang web của chúng tôi để biết thêm những cách hàn khác bạn nhé!